Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ

Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ. Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn là cách tạo nền móng bền vững cho con. Đằng sau một đứa trẻ xuất sắc chính là một gia đình có phương pháp giáo dục thành công và ngược lại, sau một đứa trẻ có vấn đề chính là một gia đình có phương pháp giáo dục thất bại. Từ trước đến nay, bạn có bao giờ tự hỏi khi giáo dục trẻ có những điều gì là cốt yếu hay chưa? Dưới đây là 12 điều cốt yếu nhất để giáo dục trẻ từ khi còn nhỏ để hình thành một nền tảng bền vững và đúng đắn:

Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ: Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn là cách tạo nền móng bền vững cho con

Thượng đế luôn công bằng 

Thượng đế luôn công bằng, muôn điều vạn vật cái gì cũng có giá của nó. Nếu bạn muốn trở thành một người tài giỏi bạn phải nỗ lực học tập. Nếu bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn người khác vậy đừng mong kết quả bạn nhận giống như họ.

Dạy cho con về sự công bằng để chúng hiểu cuộc sống không bao giờ là dễ dàng chúng mong muốn điều gì thì phải biết hi sinh, phấn đấu xứng đáng với những điều chúng muốn nhận.

Gia đình là trường học đầu tiên của trẻ, cha mẹ là giáo viên đầu tiên của trẻ

Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ: Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn, tạo nền móng bền vững cho con - Ảnh 1.

Gia đình chính là nơi đầu tiên dạy con những bài học đầu đời như việc tập nói, tập đi những bước chân đầu đời,…và muôn vàn những bài học khác trước khi chúng đủ khả năng có thể tiếp thu kiến thức ở một môi trường mới. Vì thế gia đình chính là ngôi trường đầu tiên và cha mẹ chính là những người thầy cô đầu tiên và gần gũi nhất với trẻ.

Cha mẹ chính là tấm gương học tập dễ dàng và gần gữi nhất với con cái. Vì vậy, phải có một kế hoạch khoa học, hướng dẫn chính xác và các biện pháp hợp lý cho việc giáo dục trẻ em và cha mẹ nên làm gương. Tất cả các thói quen sống, cách làm, cách suy nghĩ, thế giới quan và giá trị của trẻ em đều mang bóng dáng của bạn, bởi vì cách trẻ quan trọng khi trẻ còn nhỏ là vô thức hoặc bắt chước có ý thức.

Cha mẹ không nên bỏ bê con cái để chăm lo cho sự nghiệp  

“Con cái chính là tài sản quý giá nhất” nếu bạn đầu tư vào những đứa con sau này chính bản thân bạn sẽ đỡ vất vả và được nhở vả nếu chúng giỏi giang, có khả năng tự tập.

Ngược lại, nếu đầu tư cho sự nghiệp bạn sẽ dần dần đánh mất những đứa con của mình. Khi bạn nhận ra bạn cần dành nhiều hơn thời gian cho con thì đã quá muộn. Khi đó bạn cũng không còn đủ khả năng để dạy dỗ chúng một cách tốt nhất? Khi bạn có một sự nghiệp thành công nhưng ngược lại những đứa con của mình đã hư hỏng hoàn toàn bạn có chắc sự nghiệp của mình có thể giữ được lâu? Vì thế hãy sáng suốt trong việc lựa chọn đầu tư vào điều quan trọng nhất.

Chú ý về những lỗi sai của trẻ 

“Nó còn nhỏ nó có biết gì đâu” chính là câu nói mà ông bà, bố mẹ thường nói khi con cháu mình mắc lỗi hoặc làm sai điều gì đó. Điều này hoàn toàn không hề được ủng hộ, đây chính là cách dung túng và khiến trẻ hình thành những tính xấu trong trẻ.

Khi trẻ còn nhỏ hãy chú ý đến những lỗi sai mà trẻ mắc phải, tùy mức độ nghiêm trọng các bậc phụ huynh cần nghiêm túc nhắc nhở hoặc kỉ luật con mình. Để chúng biết hành động nào được và không được phép thực hiện. Điều này kịp thời chấn chỉnh những tính xấu của trẻ, định hình cho chúng một khuôn phép nhất định.

Không dạy dỗ trẻ bằng bạo lực 

Thời “Đứa con có hiếu là đứa con dưới cây gậy” đã lỗi thời. Trẻ con ngày nay chúng có nhiều quyền và tiếng nói hơn. Từng thời đại sẽ có một phong cách giáo dục trẻ phù hợp, dạy trẻ bằng bạo lực chỉ khiến đứa trẻ gặp nhiều vấn đề hơn chứ không phải nhận được sự dạy dỗ. Hơn nữa, xu hướng báo lực cũng sẽ ảnh hướng đến tính cách của trẻ sau này.

Đừng cản trở trí tò mò và trí tưởng tượng của con bạn 

Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ: Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn, tạo nền móng bền vững cho con - Ảnh 2.

Trẻ càng nhỏ, lời nói của bạn sẽ càng đáng tin, và chúng sẽ nhớ một cách có ý thức và vô thức những gì bạn nói. Trí tò mò và trí tưởng tượng của trẻ con là điều quan trọng để phát triển tư duy của tuệ của chúng. Nhiều phụ huynh hiện nay bắt con mình phải già trước tuổi, muốn chúng sống thực tế như người lớn, nhồi nhét cho con nhưng tư tưởng thực dụng.

Cha mẹ không thúc đẩy trí tò mò và trí tưởng tượng của con sẽ khiến chúng ngày càng nhút nhát, không còn tự tin, sự dũng cảm để đương đầu làm những việc lớn.

Không đồng ý với tất cả những điều kiện của con 

Nhiều ông bố bà mẹ nghĩ rằng đồng ý tất cả các điều kiện của con chính là cách thể hiện tình yêu tốt nhất nhưng họ đã lầm. Đây chính là cách bạn gián tiếp làm hư đứa trẻ của mình.

Chúng sẽ mặc định tất cả mọi điều bạn sẽ đều phải chấp thuận như một điều hiển nhiên cho chúng. Hình thành tính ỷ lại, không có sự biết ơn và trân trọng sức lao động của bố mẹ.

Từ nhỏ chúng ta phải bắt buộc dạy trẻ tư thế ngồi đúng

Ngồi học một tư thế đúng cách không phải đứa trẻ nào cũng thực hiện đúng. Trước khi con bắt đầu đi học bố mẹ cần dạy cho con tư thế ngồi học một cách khoa học, nghiêm túc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng học tập.

Nắm bắt một vài giai đoạn quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ

Thứ nhất, trước ba tuổi: Đây là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành ngôn ngữ, suy nghĩ, hành vi và ý tưởng đúng sai của trẻ em.

Thứ hai, lớp một và hai của trường tiểu học: Đây là một giai đoạn quan trọng cho chất lượng học tập, thói quen học tập và tự nhận thức.

Thứ ba, dậy thì: Lần này, những thay đổi của trẻ là rất lớn. Nếu hướng dẫn không tốt, rất dễ đi sai hướng và con bạn có thể làm rất nhiều điều ngu ngốc hoặc thậm chí trở nên tồi tệ hơn.

Bố mẹ không nên cãi nhau hoặc động tay động chân trước mặt trẻ 

Gia đình lục đục sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy bất an và điều này sẽ khiến đứa trẻ gặp phải một loạt vấn đề về tâm lý. Trẻ em có sự bất an phải ra ngoài để tìm cảm giác an toàn và rất dễ vấp phải các tệ nạn xã hội như đánh nhau, dễ bị bạn xấu lôi kéo…

Không bao giờ coi thường trẻ em 

Hãy giao tiếp với trẻ một cách bình đẳng, tích cực lắng nghe ý kiến ​​của trẻ, tôn trọng quan điểm của trẻ và đừng phủ định một cách tuyệt đối ý kiến ​​của trẻ điều này sẽ giúp sự liên kết bạn với trẻ ngày càng chặt chẽ hơn. Chúng sẽ sẵn sàng đàm phán với bạn khi chúng gặp khó khăn và mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em sẽ hài hòa.

Không bao giờ sử dụng kết quả học tập là tiêu chí duy nhất để đánh giá ưu và nhược điểm của trẻ em

Tương lai của trẻ phụ thuộc vào phương pháp giáo dục của cha mẹ: Kịp thời chấn chỉnh tính xấu, định hình một khuôn phép đúng đắn, tạo nền móng bền vững cho con - Ảnh 3.

Khi cha mẹ kì vọng còn cái sẽ có những áp lực nhất định tuy nhiên đối với trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn việc ý thức nghiêm túc học hành đôi khi còn bị chểnh mảng hoặc nhiều lí do tâm sinh lý khác khiến cho việc học tập của trẻ không được ổn định cha mẹ thay vì vội vàng quy chụp, đánh giá hãy cố gắng tìm kiểu kĩ nguyên nhân và nói chuyện với con.

Dùng kết quả học tập để đánh giá ưu nhược điểm của trẻ là việc làm cực kì phiến diện, bởi nó chỉ là một kết quả đánh giá trong một thời gian cụ thể nó không phải là cả cuộc đời của chúng vì vậy các bậc cha mẹ cần sáng suốt và thực sự công tâm.

Theo Aboluowang

Tham gia bình luận:

Contact Me on Zalo
0968.308.418